Đa số người chơi và người xem bộ môn đóng đá cũng đã đều biết rằng luật chạm tay trong bóng đá thực sự nghiêm trọng và tác động đến các trận đấu như thế nào. Đối với một trận bóng có tính chất quan trọng bậc nhất như chung kết của một giải đấu lớn, chính luật chạm tay lại góp phần tạo ra những bước ngoặt trong cuộc đối đầu. Có thể nói bộ luật này làm hoàn thiện cho sự công bằng trên sân cỏ và đưa trận đấu vào các tình huống nghẹt thở. Đón xem ngay bài viết sau của trang Vaoroi TV nhé!
Hiểu luật chạm tay trong bóng đá là gì?
Kể cả những người không chơi bóng đá hay không xem quá nhiều về môn thể thao vua này cũng sẽ biết về luật chạm tay trong bóng đá. Đó là bộ luật bóng đá nói về việc sử dụng tay trong một trận bóng đá của các cầu thủ. Theo quy định, ngoại trừ thủ môn thì không có bất cứ cầu thủ nào khác được sử dụng tay khi chơi bóng. Ngoại lệ duy nhất là trong các tình huống ném biên.
Một khi trọng tài thổi còi bắt đầu trận đấu, bất cứ hành vi chạm tay nào của cầu thủ dù vô tình hay hữu ý sẽ đều được coi là phạm lỗi. Tùy vào việc chạm tay một cách vô tình hoặc có chủ đích, sẽ có những hình phạt khác nhau được đưa ra. Đa số đều có lợi cho đội đối thủ và tạo lợi thế trong trận đấu.
Như vậy cũng không có nghĩa là thủ môn sẽ được sử dụng tay để chơi bóng trong tất cả các tình huống và vị trí trên sân. Giới hạn sử dụng tay khi chơi bóng của thủ môn sẽ chỉ nằm ở trong vòng cấm và khung thành khi thực hiện vai trò bảo vệ không cho lưới rung.
Lịch sử của luật chạm tay trong bóng đá
Luật chạm tay trong bóng đá được thống nhất và bắt đầu sử dụng trong nền bóng đá của thế kỷ trước. Nó không xuất phát từ thế kỷ 19 bởi khi đó cầu thủ vẫn có thể sử dụng tay trong các tình huống đặc thù. Từ khi được phát hành, tất cả các cầu thủ trừ thủ môn không được sử dụng tay để chơi bóng trong bất kỳ tình huống nào.
Mặc dù các quy định về việc cầu thủ không được chạm tay khi chơi bóng đá đều đã được công nhận từ những ngày đầu tiên. Đơn giản vì ở thời điểm đó người ta coi nó là môn thể thao chơi bằng chân nên sẽ không dùng tay. Phải mãi đến thế kỷ 20 thì luật chạm tay trong bóng đá mới chính thức được ban hành.
Vào năm 1913, Liên đoàn bóng đá Anh mới bắt đầu đưa ra các quy định đầu tiên về việc chạm tay của cầu thủ khi chơi bóng đá. Sau đó 25 năm, vào năm 1938 luật chạm tay trong bóng đá đã chính thức được công nhận và sử dụng trong mọi trận bóng ở các cấp độ khác nhau.
Phát triển và thay đổi luật chạm tay trong bóng đá
Mặc dù được coi như là một trong những bộ luật quan trọng và tạo nên sự khác biệt với nhiều môn thể thao khác, luật chạm tay trong bóng đá không thực sự được ban hành một cách quá chỉn chu. Bản thân luật chạm tay nguyên thủy quá sơ sài và thiếu đi những yếu tố cần có để đảm bảo sự công bằng.
Phải mãi cho đến thập niên 90 của thế kỷ 20, Liên đoàn bóng đá thế giới mới có những cải cách và sửa đổi đáng kể. Giúp cho luật chạm tay trở nên chi tiết và khiến cho các tình huống sẽ có nhiều phương pháp xử phạt sao cho công bằng nhất. Dưới đây là 4 giai đoạn chính của luật chạm tay trong bóng đá.
>> Xem thêm: Luật bóng đá sân 11 người và luật bóng đá 5 người tại đây
Thời kỳ bóng đá ra đời
Vào thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20, đó là thời điểm mà bộ môn bóng đá vẫn còn khá lạ lẫm với đa số người. Nó mới chỉ được phổ biến tại Anh và các quốc gia châu Âu lân cận. Vậy nên luật chạm tay trong bóng đá ở thời điểm này vô cùng thô sơ và không mang tính chất chuyên môn cao.
Cụ thể là trong các tình huống bóng bổng hoặc bay cao, bất kể cầu thủ nào cũng có thể dùng tay bắt bóng và đặt xuống chân rồi tiếp tục rê bóng. Khi đó các kỹ thuật về đỡ bóng trên không trung chưa tồn tại nên cách làm này vô cùng phổ biến.
Đương nhiên để có thể trở nên khác biệt với nhiều môn thể thao, các Liên đoàn bóng đá đã thống nhất để cấm đi lối chơi này. Các cầu thủ bắt buộc phải có khả năng đỡ bóng trên không trung bằng mọi bộ phận trên cơ thể ngoại trừ tay. Mục đích quan trọng nhất là tạo ra môi trường bóng đá chuyên nghiệp và kỹ năng cao.
Cải cách đầu tiên vào thập niên 1990
Trước giai đoạn này, luật chạm tay trên sân cỏ đã có một số thay đổi cụ thể. Các cầu thủ khi đó không được sử dụng tay để chơi bóng trong bất kỳ các tình huống nào. nhưng như vậy vẫn là chưa đủ để khiến cho bộ luật được hoàn thiện và được đa số người chơi công nhận. Bởi trong giai đoạn đó dù cầu thủ có chạm tay vào bóng một cách vô tình, vẫn sẽ bị xử phạt bằng thẻ vàng và thẻ đỏ một cách đáng tiếc.
Điều này một lần nữa lại làm dấy lên sự tranh cãi về lỗi vi phạm không đáng có của các cầu thủ. Từ đó khiến chất lượng trận đấu giảm xuống và không tạo nên sự cạnh tranh công bằng. FIFA lại phải tiếp tục cải tiến và thay đổi luật chạm tay vào các năm 1990.
Theo đó, nếu một cầu thủ chạm tay vào bóng khi thi đấu một cách vô tình và không có chủ ý, hoặc bóng bay trúng tay cầu thủ khi họ không có dấu hiệu đưa tay lên để đỡ bóng, cầu thủ đó sẽ không bị xử phạt bằng thẻ phạt. Trận đấu sẽ diễn ra như bình thường và tất cả quay trở lại vị trí ban đầu để phát động trận đấu.
Mở rộng vào năm 2009
Việc giải oan cho các cầu thủ khi bóng chạm tay một cách vô tình được đánh giá là bước tiến lớn trong quá trình phát triển luật chạm tay trong bóng đá. Tuy vậy nó lại vô tình tạo nên một vài tình huống bất cập khác và lại cần đến sự thay đổi của Liên đoàn bóng đá thế giới.
Sự bổ sung này bắt nguồn từ những pha chạm bóng bằng tay của cầu thủ trong vòng cấm của đội nhà. Theo quy định sẽ bị phạt thẻ đỏ và đối thủ được hưởng quả đá phạt đền. Tuy nhiên vì là cú chạm tay “vô tình” nên sẽ không bị xử phạt. Điều đó gián tiếp tạo nên lợi thế cho đội phạm lỗi và giảm tinh thần của đội còn lại.
Vậy nên vào năm 2009, một điều luật mới được bổ sung miêu tả rằng nếu cầu thủ được hưởng lợi một cách gián tiếp từ việc để bóng chạm tay vô tình, họ vẫn sẽ bị xử phạm lỗi một cách bình thường.
Bộ luật mới nhất vào năm 2019
Bộ luật về việc chạm tay trong bóng đá vẫn được duy trì và sử dụng một cách hiệu quả trong hơn 1 thập kỷ. Đến năm 2019, FIFA lại đưa ra một thay đổi mới về những vi phạm khi chạm tay trong vòng cấm.
Theo đó khi một cầu thủ thực hiện cú sút dứt điểm, đánh đầu hoặc bất cứ kỹ thuật nào để đưa bóng vào lưới của đối thủ. Nếu bóng có chạm tay vào cầu thủ đối phương bất kỳ trừ thủ môn trước khi bay vào lưới, bàn thắng sẽ không được công nhận và bị xóa bỏ.
Tuy nhiên cầu thủ chạm bóng bằng tay sẽ bị phạt thẻ đỏ rời sân ngay lập tức. Đội còn lại được hưởng quả đá phạt đền để mang lại cơ hội ghi bàn thứ hai cho đội bóng.
Chi tiết về luật chạm tay trong bóng đá
Cho đến nay luật chạm tay trong bóng đá đã được thay đổi và cải tiến rất nhiều lần trong lịch sử. Bộ luật hiện tại có thể được coi là hoàn thiện và mang tính công bằng nhất và vẫn duy trì cho đến ngày hôm nay. Vậy hãy cùng tóm tắt lại luật chạm tay mới nhất để biết được thông tin chính xác về các tình huống trong bóng đá.
1. Các trường hợp bóng chạm tay được coi là vi phạm
Trải qua nhiều cuộc thảo luận và phân tích, các chuyên gia và nhà phân tích bóng đá đã thống nhất với FIFA về các trường hợp sau đây được coi là vi phạm khi chạm tay vào bóng trong một trận đấu cụ thể:
- Tất cả các cầu thủ trên sân chạm tay vào bóng ngoại trừ thủ môn
- Khi bóng chạm vào tay hoặc cánh tay được giơ lên một cách không tự nhiên, có thể là phản xạ không điều kiện từ cơ thể hoặc có tính hữu ý của cầu thủ trong trận đấu.
- Khi bóng chạm tay vào một cầu thủ, sau đó bóng bay vào lưới và dẫn đến bàn thắng cho đội của cầu thủ đó.
- Khi bóng chạm tay vào một cầu thủ mà sẽ dẫn đến lợi thế gián tiếp cho đội bóng của cầu thủ đó, điều đó được xem là lợi thế không chính đáng và vi phạm luật chơi bóng.
2. Những trường hợp bóng chạm tay không vi phạm
Một số tình huống chạm tay đặc thù và mang tính chất hy hữu, hoặc không xuất phát từ việc thực hiện có chủ đích từ cầu thủ sẽ không được tính và vi phạm. Các trường hợp đó sẽ là:
- Khi bóng chạm vào tay của cầu thủ một cách vô tình, cầu thủ chạm tay vào bóng không có ý định thực hiện điều đó.
- Khi bóng chạm vào tay của cầu thủ đang trong quá trình chơi bóng hoặc di chuyển với tốc độ cao và không có phản xạ kịp thời để tránh được bóng chạm tay.
- Khi bóng chạm tay của cầu thủ không thể điều khiển được cơ thể trong tình huống đó, ví dụ như khi đang bị ngã, xô đẩy trong đám đông cầu thủ, hoặc đang trên không trung và không thể đổi hướng cơ thể.
3. Vị trí bóng chạm tay và xử phạt
Chơi bóng bằng tay của cầu thủ không phải thủ môn là hành vi phạm luật và bị cấm trong mọi tình huống và trận đấu. Chính vì thế khi để bóng chạm tay và xác định là phạm luật, sẽ bị xử phạt rất nặng bằng thẻ vàng hoặc thẻ đỏ ngay lập tức.
Sau đây là các vị trí mà khi chạm bóng sẽ nhận được thẻ phạt khác nhau dựa trên mức độ quan trọng của pha bóng đó:
- Cầu thủ chạm tay vào bóng ngoài vòng cấm và ở bất cứ vị trí nào khác trên sân sẽ nhận một thẻ vàng từ trọng tài.
- Cầu thủ sử dụng tay để đẩy bóng vào khung thành đối phương trong vòng cấm sẽ bị phạt một thẻ vàng.
- Cầu thủ sử dụng tay để ngăn cản cơ hội ghi bàn của đối phương trong vòng cấm đội nhà sẽ bị phạt một thẻ đỏ trực tiếp từ trọng tài và rời sân. Đồng thời đội đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt đền.
Tranh cãi về luật chạm tay trong bóng đá
Luật chạm tay trong bóng đá vẫn luôn là một chủ đề gây ra tranh cãi kịch liệt bậc nhất trong lịch sử bóng đá. Bởi đã có rất nhiều tình huống xảy ra liên quan đến việc chạm bóng bằng tay. Từ đó trở thành bước ngoặt và thay đổi hoàn toàn kết quả của trận đấu. Đa số đều tạo nên sự phẫn nộ từ đội thua cuộc do những gì họ không xứng đáng phải nhận.
Các tình huống diễn ra ở nhiều trận đấu đỉnh cao của các giải đấu bóng đá hàng đầu thế giới là tâm điểm của sự bàn tán. Mặc dù một số trận đấu đã trải qua hàng chục năm nhưng những vấn đề về việc chạm tay xung quanh nó vẫn còn khiến người hâm mộ bóng đá cảm thấy nhức nhối và khó chịu.
Những sự kiện nổi tiếng
Mở màn cho tranh cãi về luật chạm tay trong bóng đá chính là “Bàn tay của Chúa” hay bàn thắng bằng tay của Maradona trong trận tứ kết World Cup 1986 giữa Argentina và Anh. Đây là tình huống chạm tay gây tranh cãi nhất trong lịch sử bóng đá mọi thời đại. Bởi nếu trọng tài không công nhận bàn thắng này, Argentina chưa chắc đã đạt được chiến tích vô địch thế giới 1986 đầy ngoạn mục.
Ngoài ra còn có trận play-off tranh những tấm vé tham dự World Cup 2010 cuối cùng của đội tuyển Pháp và Ai Cập. Trong pha bóng ở phút thứ 104 của hiệp phụ, tiền đạo Thierry Henry người Pháp đã để bóng chạm tay trước khi đưa nó xuống chân và kiến tạo để William Gallas ghi bàn và bàn thắng được công nhận.
Nổi bật và tạo ra sự xung đột mạnh mẽ nhất là ở khuôn khổ bán kết lượt về UEFA Champions League mùa giải 2008-2009 giữa CLB Chelsea và Barcelona. Trong đó các cầu thủ xứ Catalan đã để bóng chạm tay đến 4 lần trong vòng cấm địa. Nhưng trọng tài không thổi bất cứ quả phạt đền nào cho chủ sân Stamford Bridge dẫn đến trận thua đầy tranh cãi và phẫn nộ.
Ủng hộ và phản đối
Từ những sự kiện trên, đã có hai luồng ý kiến được hình thành liên quan đến việc ủng hộ và phản đối luật chạm tay trong bóng đá. Các quan điểm đã cạnh tranh với nhau suốt hàng thập kỷ để chứng minh và phủ nhận tầm quan trọng của bộ luật chạm tay đầy nhạy cảm này.
Những ý kiến phản đối cho rằng luật chạm tay đã tạo ra rất nhiều tranh cãi và sự bất công với các đội bóng. Bởi họ chạm tay trong các tình huống vô ý và tạo ra cơ hội cho đối thủ một cách đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả trận đấu và tinh thần của các cầu thủ.
Tuy nhiên các ý kiến còn lại vẫn đồng tình và ủng hộ luật chạm tay bởi nó giúp xây dựng nên sân chơi bóng đá công bằng cho tất cả các cầu thủ. Những tình huống xử phạt khi chơi bóng bằng tay là hoàn toàn xứng đáng để răn đe các cầu thủ thi đấu một cách nghiêm túc và minh bạch trong các trận đấu chuyên nghiệp.
Kết luận
Dù có được bổ sung và cải tiến trong nhiều năm nữa, luật chạm tay trong bóng đá vẫn sẽ còn tạo nên những tranh cãi và xung đột mang tính biểu tượng trong tương lai. Tuy nhiên bộ luật này vẫn là thứ mà bóng đá không thể thiếu được để tạo ra sự công bằng và chứng minh vị thế của môn thể thao vua phổ biến nhất thế giới.