Có thể giải bóng đá nhà nghề Mỹ chưa thực sự tạo nên được danh tiếng lớn về quy mô và trình độ tại sân chơi quốc tế và các đại diện châu Âu. Tuy nhiên nền túc cầu của Hoa Kỳ không hề yếu một chút nào khi họ vẫn là một trong các nước đại diện Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe tham dự các kỳ World Cup đều đặn và có thành tích tốt. Điều đó thể hiện một sự mong đợi về độ phủ sóng và khả năng của các đội bóng đến từ xứ cờ hoa này. Cùng trang Vaoroi TV chúng tôi tìm hiểu về giải đấu này nhé!
Lịch sử khởi nguồn giải bóng đá nhà nghề Mỹ
Giải bóng đá nhà nghề Mỹ là giải đấu cấp độ cao nhất của Hoa Kỳ và cũng là một trong những giải đấu được thành lập muộn nhất thế giới vào năm 1993. Mùa giải đầu tiên của Major League Soccer mới chỉ được bắt đầu từ năm 1996. Vậy nên đây là một nền bóng đá non trẻ và chưa thực sự để lại quá nhiều ấn tượng để cạnh tranh với các đại diện châu Âu và Nam Mỹ.
Lý do chính của sự thành lập muộn màng này một phần đến từ sự phổ biến ít ỏi của bóng đá Hoa Kỳ so với phần còn lại của thế giới. Xứ cờ hoa từ thế kỷ 20 đến nay luôn nổi tiếng với biệt danh là cái nôi của bóng rổ, bóng bầu dục và bóng chày. Các giải đấu hàng đầu của những bộ môn này như NBA, NFL và MLB có độ phủ sóng cao hơn rất nhiều so với môn thể thao vua.
Nhưng điều gì đến rồi cũng sẽ phải đến, sau khi thắng cuộc bầu chọn quyền đăng cai World Cup 1994, Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ đã chính thức thành lập một giải đấu vô địch bóng đá cấp cao nhất để quảng bá bóng đá đến với khán giả. Mùa giải đầu tiên bắt đầu vào năm 1996 với số lượng 10 câu lạc bộ tham gia.
Cấu trúc thi đấu của giải bóng đá nhà nghề Mỹ
Khác với đa số các giải đấu bóng đá vô địch quốc gia ở các khu vực khác trên thế giới, giải bóng đá nhà nghề Mỹ sở hữu cấu trúc và cách tổ chức có phần vay mượn từ bộ môn bóng rổ phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Điều này khiến cho các vòng đấu sẽ không quyết định nhà vô địch mà thay vào đó là những trận playoff căng thẳng và kịch tính cho những đội có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng.
Phân chia các vùng thi đấu
Giải bóng đá nhà nghề Mỹ được chia thành 2 khu vực là Liên đoàn miền Đông và Liên đoàn miền Tây. Thể thức này giống với giải bóng rổ nhà nghề Mỹ do khoảng cách địa lý rộng lớn của Hoa Kỳ. Từ đó các đội sẽ chia ra ở hai khu vực để thi đấu với nhau.
Số lượng các đội ở mỗi khu vực không được quy định cụ thể vì nó tăng lên sau mỗi mùa giải. Tới mùa giải gần nhất là MLS 2022/2023 thì Liên đoàn miền Đông có 15 câu lạc bộ thi đấu, trong khi ở Liên đoàn miền Tây là 14 đội. 29 đội là số lượng nhiều nhất trong lịch sử giải bóng đá nhà nghề Mỹ cho đến thời điểm hiện tại.
Mỗi đội bóng sẽ thi đấu tổng cộng 34 vòng đấu trong giai đoạn vòng bảng. Với 3 điểm cho đội chiến thắng, 1 điểm cho hai đội hòa nhau và đội thua cuộc không được tính điểm. Kết thúc giai đoạn vòng bảng sẽ chọn ra các đội có thứ hạng cao để tiến đến vòng chung kết.
Vòng chung kết bóng đá Hoa Kỳ
>> Xem thêm: Giải bóng đá Đức: Nơi hội tụ những anh tài kiệt xuất
Đây là điểm khác biệt lớn nhất của giải bóng đá nhà nghề Mỹ so với các giải đấu bóng đá hàng đầu khác như Ngoại Hạng Anh, La Liga… Nếu các giải đấu vô địch hàng đầu các quốc gia châu Âu chọn ra nhà vô địch theo điểm số trên bảng xếp hạng sau các vòng đấu, MLS lại bổ sung thêm thể thức playoff loại trực tiếp.
Cụ thể với mùa giải 2022/2023, sau giai đoạn vòng bảng, 9 đội đứng đầu bảng xếp hạng mỗi liên đoàn sẽ được lựa chọn để góp mặt trong vòng chung kết của MLS. Với 7 đội đầu tiên tiến vào vòng chung kết ngay và hai đội ở vị trí thứ 8 và 9 sẽ thi đấu để lựa chọn đại diện cuối cùng góp mặt. Tổng cộng sẽ có 16 đội bước vào vòng chung kết sau khi loạt trận playoff hoàn thành.
Các đội một lần nữa được bốc thăm chia bảng để thi đấu với nhau theo thể thức vòng 16 đội. Sau đó chọn ra các đại diện tiến vào tứ kết, bán kết và chung kết tổng để tìm ra nhà đương kim vô địch MLS.
Địa điểm và thời gian tổ chức
Giải bóng đá nhà nghề Hoa Kỳ được tổ chức thường niên từ tháng 2 hoặc tháng 3 đến tháng 10 trong năm. Lịch thi đấu của MLS cũng khác biệt so với các giải đấu châu Âu và cả các giải đấu quốc tế như cúp CONCACAF hay World Cup. Tạo ra sự bất tiện cho các cầu thủ khi lịch thi đấu trùng nhau liên tục.
May mắn là trong lịch sử bóng đá Hoa Kỳ, các cầu thủ của đội tuyển quốc gia thường thi đấu ở những giải vô địch hàng đầu như Ngoại Hạng Anh nên việc tập trung lên tuyển của họ không quá khó khăn so với các cầu thủ thi đấu tại quê hương.
Các đội sẽ thi đấu với nhau theo thể thức lượt đi và lượt về tại giai đoạn vòng bảng. Mỗi lượt thi đấu tại sân nhà và sân khách của đối phương. Trận chung kết tổng chọn ra nhà vô địch sẽ được tổ chức ở một sân vận động trung gian thứ ba.
Các giải đấu quốc tế
>> Xem thêm: Giải bóng đá Ý – Tìm hiểu tất cả giải đấu của nền bóng đá của đất nước hình chiếc ủng
Vì là một thành viên của Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe – CONCACAF, những nhà vô địch hoặc có thứ hạng cao tại giải bóng đá nhà nghề Hoa Kỳ có tư cách để tham gia các giải đấu vô địch cấp câu lạc bộ thuộc khu vực của Liên đoàn này.
Giải đấu bóng đá vô địch các câu lạc bộ Bắc, Trung Mỹ và Caribe là giải đấu cấp câu lạc bộ cao nhất của khu vực này. Dựa trên vị trí bảng xếp hạng và các danh hiệu khác sẽ quyết định các suất tham dự CONCACAF Champions League của các câu lạc bộ MLS cụ thể như sau:
- Hai đội bóng đứng đầu hai liên đoàn trong giai đoạn vòng bảng với điểm số cao nhất sẽ giành vé trực tiếp tham dự CONCACAF Champions League mùa giải tiếp theo.
- Câu lạc bộ giành chức vô địch MLS Cup sẽ được trao suất tham dự CONCACAF thứ 3 của giải bóng đá nhà nghề Mỹ.
- Suất tham dự thứ 4 dành cho câu lạc bộ vô địch Cúp bóng đá Mỹ mở rộng trong cùng mùa giải.
- Tấm vé cuối cùng của đại diện MLS tham dự CONCACAF Champions League sẽ dành cho câu lạc bộ có thành tích tốt nhất đến từ Canada. Với điều kiện câu lạc bộ này thi đấu trong khuôn khổ MLS toàn bộ mùa giải đó.
Đặc biệt MLS là một trong số ít giải vô địch bóng đá vận hành bằng mô hình nhượng quyền thương hiệu. Do đó không có câu lạc bộ nào bị xuống hạng kể cả có thành tích tệ hoặc đứng chót bảng xếp hạng cuối mỗi mùa giải.
Những đội bóng nổi bật nhất giải bóng đá nhà nghề Mỹ
Dù ít được biết đến và phổ biến rộng rãi như bóng rổ, bóng bầu dục hay khúc côn cầu trên băng, bóng đá ở Hoa Kỳ vẫn nhận được sự ủng hộ và theo dõi của một số lượng cổ động viên nhất định.
Đó là lý do chính để giải bóng đá nhà nghề Mỹ vẫn tiếp tục phát triển và nâng cấp để trở nên hoàn thiện cả về cơ sở hạ tầng lẫn trình độ chuyên môn.
Trong suốt lịch sử gần 30 năm tổ chức giải đấu, MLS cũng có những cái tên sáng giá và nổi bật khi có được nhiều danh hiệu. Thậm chí còn được biết đến trên thế giới như một câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và có trình độ thực thụ. Sau đây là một số câu lạc bộ quen thuộc với khán giả túc cầu ở Mỹ và thế giới.
LA Galaxy – Gã khổng lồ của xứ cờ hoa
Được thành lập từ năm 1996 và thi đấu tại MLS ngay trong những mùa giải đầu tiên. Có thể coi LA Galaxy là đội bóng hàng đầu và vĩ đại nhất của Hoa Kỳ tính tới thời điểm hiện tại.
Đây cũng là câu lạc bộ sở hữu nhiều danh hiệu bậc nhất với 5 lần vô địch MLS và cũng là kỷ lục chưa đội bóng nào vượt qua được. Một lần vô địch CONCACAF Champions League và rất nhiều giải thưởng quốc gia khác.
Đội chủ sân Dignity Health Sports Park cũng là câu lạc bộ tiên phong trong quá trình chiêu mộ những ngôi sao bóng đá hàng đầu châu Âu. Cụ thể là bản hợp đồng bom tấn với tiền vệ người Anh David Beckham vào năm 2007. LA Galaxy là đội bóng giàu truyền thống và thành tích nhất của Hoa Kỳ hiện tại.
Los Angeles Football Club – Những chú chim ưng vàng đen
Kình địch đối đầu trực tiếp với LA Galaxy khi hai đội bóng nằm cùng trong vùng đại Los Angeles. Mặc dù chỉ mới thành lập từ năm 2014, tương đối non trẻ so với một câu lạc bộ bóng đá bình thường, LA Football Club lại chứng tỏ được sức mạnh như một chú ngựa ô tại giải bóng đá nhà nghề Mỹ.
Los Angeles Football Club đã một lần nâng cao danh hiệu vô địch MLS vào mùa giải 2019. Cùng với chiến tích ấn tượng là lọt vào đến trận chung kết CONCACAF Champions League 2021.
So với một đội bóng mới chỉ thành lập 7 năm vào thời điểm đó thì đây là một cơn chấn động của bóng đá Bắc Mỹ. CLB cũng đã từng nhận được sự phục vụ của tiền đạo xứ Wales Gareth Bale trong mùa giải 2023.
D.C. United – Thống trị liên đoàn miền Đông
D.C. United là một trong những đội bóng thống trị giải bóng đá nhà nghề Mỹ trong những mùa giải đầu tiên. Đội bóng thành lập năm 1994 này là cái nôi của rất nhiều ngôi sao bóng đá người Mỹ phục vụ cho đội tuyển quốc gia sau này. Hiện tại D.C.
United đang được dẫn dắt bởi huấn luyện viên và cựu tiền đạo huyền thoại của Manchester United – Wayne Rooney.
Đội chủ sân Audi Field cũng là câu lạc bộ đầu tiên giành cả hai danh hiệu Supporters’ Shield và MLS Cup trong cùng một mùa giải. Mặc dù trải qua hàng loạt mùa giải gần đây với kết quả không mấy khả quan, các chuyên gia vẫn khẳng định D.C. United sẽ trở lại và trở thành thế lực nguy hiểm của MLS.
4 cựu sao của giải bóng đá nhà nghề Mỹ
Giải bóng đá nhà nghề Mỹ có thể không mang tính cạnh tranh cao và kịch tính đến nghẹt thở như Ngoại Hạng Anh, La Liga hay các giải đấu châu Âu khác. Tuy nhiên Hoa Kỳ cũng là một miền đất sản sinh ra rất nhiều thiên tài bóng đá hoặc đã từng có cơ hội phục vụ của các siêu sao ở nhiều nền bóng đá khác nhau.
Một số cái tên sau đây sẽ khiến bạn cảm thấy quen thuộc và không nghĩ rằng họ đã từng thi đấu ở MLS. Nhưng chính họ lại là những nhân tố giúp nền bóng đá xứ cờ hoa phát triển và có những bước tiến lớn tại các giải đấu quốc tế sau này.
Landon Donovan – Huyền thoại túc cầu Hoa Kỳ
Được coi là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại của bóng đá Hoa Kỳ, Donovan dành toàn bộ sự nghiệp đỉnh cao của mình thi đấu cho LA Galaxy và lên đỉnh cùng câu lạc bộ này trong rất nhiều mùa giải. Tổng cộng gần 250 trận đấu và hơn 100 bàn thắng là di sản cựu tiền vệ sinh năm 1982 để lại cho CLB.
Landon Donovan có thể được gọi là điểm sáng ấn tượng nhất trong lịch sử bóng đá Hoa Kỳ khi có thể thi đấu với đẳng cấp không thua kém gì bất cứu cầu thủ châu Âu nào.
Anh là người đạt danh hiệu cầu thủ trẻ xuất sắc nhất tại World Cup 2002 khi chỉ mới tròn 20 tuổi cùng 57 bàn thắng đóng góp cho đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ sau 157 lần ra sân.
Clint Dempsey – Tiền đạo vĩ đại xứ cờ hoa
Clint Dempsey chính là ví dụ của một mẫu tiền đạo toàn diện trong việc tìm kiếm cơ hội ghi bàn bất cứ lúc nào khi anh biết cách tìm ra sơ hở của thủ môn đối phương. Đa số sự nghiệp ban đầu của anh đóng góp cho Ngoại Hạng Anh ở các màu áo của Fulham và Tottenham Hotspur.
Sau đó anh tiếp tục chơi tại MLS với câu lạc bộ Seattle Sounders và đóng góp rất nhiều chiến thắng quan trọng cho đội bóng này. Anh cũng là cầu thủ đang chia sẻ kỷ lục 57 bàn thắng cho Hoa Kỳ với tiền vệ Landon Donovan sau 141 lần khoác áo đội tuyển xứ cờ hoa.
David Beckham – Ngôi sao sút phạt mọi thời đại
Cựu tiền vệ của Manchester United, Real Madrid và PSG cũng đã từng có một thời gian dài chinh chiến lại giải bóng đá nhà nghề Mỹ. Sự nghiệp của anh gắn liền với LA Galaxy suốt từ giai đoạn 2007-2012 và để lại nhiều ấn tượng đối với người hâm mộ bóng đá Hoa Kỳ.
Tuy chỉ mang về 7 bàn thắng sau 40 trận đấu cho câu lạc bộ vĩ đại nhất nước Mỹ, chân sút người Anh vẫn được đưa vào hàng ngũ huyền thoại bởi khả năng chơi bóng và cống hiến không biết mệt mỏi của mình. La Galaxy vẫn vinh danh David Beckham là một trong những tiền vệ vĩ đại nhất của câu lạc bộ.
Carlos Valderrama – Đôi chân vàng của Colombia
Trong thời kỳ thi đấu cho Tampa Bay Mutiny và Colorado Rapids ở giai đoạn đầu những năm sau khi thành lập của MLS, Carlos Valderrama nổi lên như một tiền vệ đa năng hàng đầu của bóng đá Hoa Kỳ. Cầu thủ người Colombia với mái tóc xù quen thuộc đã trở thành biểu tượng và thương hiệu của ông.
Tiền vệ sinh năm 1961 đã góp phần thúc đẩy lối chơi của các đội bóng tại giải bóng đá nhà nghề Mỹ thiên về khả năng tấn công và phòng thủ linh hoạt. Ông cũng kết thúc sự nghiệp quần đùi áo số của mình với câu lạc bộ Colorado Rapids trong mùa giải 2001-2002 khi đã bước sang tuổi 40.
Kết luận
Giải bóng đá nhà nghề Mỹ không thiếu những cơ hội để chứng minh cho thế giới thấy về trình độ của các cầu thủ thi đấu tại đây. Với tương lai còn phát triển dài phía trước, giải đấu hàng đầu Bắc Mỹ đã tồn tại gần 30 năm này sẽ có những bước tiến mới để chính thức góp mặt trong danh sách ông lớn của bóng đá thế giới.