Các giải bóng đá Việt Nam luôn là sân chơi được đánh giá rất cao ở khu vực vì mức độ cạnh tranh cao. Đặc biệt với thành tích của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây thì nền bóng đá tại đây được rất nhiều người quan tâm. Nếu như bạn là người hâm mộ của các đội bóng đang thi đấu tại hệ thống giải đấu của Việt Nam thì bạn không nên bỏ qua bài viết này. Trong bài viết dưới đây, trang Vào Rồi TV chúng tôi sẽ giúp mọi người tìm hiểu về các giải bóng đá Việt Nam nhé!
V-League 1 – Một trong các giải bóng đá Việt Nam hàng đầu
V-League 1 hay còn được gọi với cái tên khác là Night Wolf V.League 1 chính là một trong các giải bóng đá Việt Nam lớn nhất. Đây là một giải đấu thuộc sự quản lý trực tiếp của VPF – Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Đây là một giải đấu với sự góp mặt của 14 đội bóng mạnh nhất Việt Nam hiện tại.
Các đội sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm, luân phiên đá tại sân nhà và sân khách. Đội đứng đầu bảng xếp hạng hay chính là đội vô địch giải đấu sẽ có vé tham dự trực tiếp AFC Champions League. Còn đội đứng thứ 2 và đứng thứ 3 sẽ tham gia đá playoffs để có thể tìm ra đội bóng tham dự các suất còn lại.
Lịch sử giải đấu
Giải đấu V.League 1 chính thức được thành lập vào năm 1995. Đội bóng đầu tiên vô địch giải đấu này đó chính là câu lạc bộ Thể Công. Giải đấu này được tổ chức liên tục bất chấp nước nhà vẫn đang gặp tình trạng gồng mình chống chiến tranh. Tuy nhiên có thể nói tiềm lực kinh tế của các đội bóng thời này rất mạnh, tiêu biểu có thể kể đến thành phố cảng Hải Phòng đã có tới 10 đội bóng tham gia.
Tính đến thời điểm hiện tại, CLB bóng đá Thể Công chính là đội bóng thành công nhất trong lịch sử phát triển của giải đấu và các giải bóng đá Việt Nam với 19 lần lên ngôi vô địch. Giải bóng đá này thực sự đã trở nên chuyên nghiệp bắt đầu từ mùa giải 2000-2001. Giải đấu đã cho phép các câu lạc bộ có thể mượn hoặc mua các cầu thủ ngoại quốc về thi đấu.
Kết hợp với sự ra đời của VPF vào năm 2012 đã thúc đẩy V.League 1 thăng tiến vượt bậc. Trước đây quyền tổ chức do liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức nhưng kể từ khi VPF ra đời, quyền tổ chức giải đấu này đã được giao lại cho công ty này.
>> Xem thêm: Kỹ Thuật Lừa Bóng – Nghệ Thuật Làm Nên Những Siêu Phẩm Kinh Điển Đáng Nhớ
Thể thức thi đấu
Các câu lạc bộ tham gia giải đấu V.League đều sẽ phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu do bạn tổ chức đề ra. Dưới đây sẽ là một số điều kiện để đội bóng có thể tham gia giải đấu này là:
Thông số sân thi đấu
Sân thi đấu của 1 đội bóng tại các giải bóng đá Việt Nam sẽ phải có hình chữ nhật và chiều dài của đường biên sẽ dài hơn chiều dài ở phí đường cầu môn. Thông thường chiều dài đường biên của sân bóng sẽ là từ 90 đến 120 mét. Đối với chiều rộng thì sẽ là từ 45 đến 90 mét.
Một sân bóng đạt chuẩn quốc tế có thể diễn ra các trận đấu giao hữu hay giải đấu khu vực sẽ có chiều dài từ 100 đến 110m và chiều rộng từ 64 đến 75m. Riêng một sân đấu đạt đủ điều kiện để đá World Cup đí chính là chiều dài 105m và chiều rộng là 64m.
Sân đấu sẽ được đánh dấu bằng những đường kẻ màu trắng, đây chính là ranh giới của khu vực ngoài sân và trong sân. Chiều rộng của các đường kẻ sẽ không được vượt quá 12cm và sẽ được chia làm 2 nửa bởi đường bán kính nằm chính giữa sân. Sân sẽ được đánh dấu tại giữa sân bởi một đường tròn có tâm và bán kính 9,15m. Ở cuối 4 góc sân sẽ có một cột cờ cao hơn 1,5m nhằm xác định 4 góc ở sân, là nơi đá phạt góc.
Cầu môn và lưới
Cầu môn và lưới sẽ phải được đặt ở giữa chiều rộng của sân và dưới vạch trắng. Cầu môn sẽ được tạo bởi 2 cột dọc và một xà ngang nối 2 đỉnh cột dọc. Chiều rộng cầu môn chính là khoảng cách 2 cột dọc là 7,32m. Chiều cao sẽ được tính từ mép dưới xà ngang xuống mặt sân sẽ là 2,44m. Ngoài ra chiều sâu hay chính là độ căng của lưới trong khung thành đó chính là 1,5m.
Hai cột và xà ngang sẽ phải có cùng chiều rộng và chiều dày với nhau và không được vượt quá vạch trắng tức là 12cm. Những cột của cầu môn sẽ đều được sử dụng màu sơn trắng và lưới sẽ được căng ở một mức nhất định trắng gây khó khăn cho thủ môn. Lưới có thể làm bằng sợi gay, sợi đay hoặc thậm chí là sợi nilon.
Trái bóng chính thức
Trái bóng trong giải đấu chính thức tại các giải bóng đá Việt Nam sẽ là một quả bóng phải trải qua rất nhiều lần kiểm định bởi các thiết kế của nó sẽ phải làm bằng da hoặc 1 số vật liệu được thông qua khác. Đặc biệt sẽ không được làm các vật liệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các cầu thủ. Tất cả các thông số của quả bóng đều được kiểm định 1 cách nghiêm ngặt trước khi trận đấu diễn ra.
Nếu như quả bóng có vấn đề hoặc bị hỏng thì trận đấu sẽ được tạm dừng và được thay quả bóng vào đúng vị trí bóng xảy ra vấn đề đó. Cầu thủ sẽ không được trực tiếp thay đổi mà cần tới sự cho phép của trọng tài điều khiển trận đấu.
Một số đội bóng tham gia V.League 2023
Dưới đây sẽ là một số đội bóng hàng đầu Việt Nam đang thi đấu tại giải bóng chuyên nghiệp bậc nhất hiện nay:
- Becamex Bình Dương
- Công An Hà Nội
- Hà Nội FC
- Đông Á Thanh Hóa
- Hải Phòng
- Hoàng Anh Gia Lai
- Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
- Khánh Hòa
- SHB Đà Nẵng
- Sông Lam Nghệ An
- Thép xanh Nam Định
- TopenLand Bình Định
- TP Hồ Chí Minh
- Viettel
Giải hạng nhất quốc gia
Giải hạng nhất quốc gia hay còn được gọi là giải V.League 2 cũng là một trong các giải bóng đá Việt Nam được rất nhiều người quan tâm. Giải đấu này đã từng có thời điểm có tới 14 đội tham gia, những cũng có lúc chỉ có 12 đội hoặc 10 đội tham gia.
Sơ lược giải đấu V.League 2
Vào năm 1997, giải bóng đá hạng nhất quốc gia chính thức được thành lập bởi liên đoàn bóng đá Việt Nam. Lúc bấy giờ, giải đấu này chính là giải đấu có bậc cao nhất trong hệ thống các giải bóng đá Việt Nam. Cảng Sài Gòn lúc bấy giờ là đội bóng rất mạnh và không bất ngờ khi đội bóng này giành chức vô địch mùa giải đầu tiên.
Thật tiếc khi Cảng Sài Gòn không thể bảo vệ thành công chức vô địch của mình và để lọt vào tay của 1 CLB có truyền thống và cũng rất mạnh lúc đó là Thể Công. Tuy nhiên, giải đấu này chỉ là giải đấu có cấp bậc cao nhất trong vòng 4 mùa giải. Sau khi đã tách ra thành 2 giải đấu riêng biệt, giải đấu này đã được coi là giải cấp bậc thứ 2 trong số các giải bóng đá Việt Nam, đứng sau V.League 1.
Thể thức thi đấu
Từ mùa giải 2000 cho đến mùa 2019, tất cả các đội thi đấu tại giải hạng nhất quốc gia sẽ thi đấu theo vòng tròn tính điểm như các giải bóng đá Việt Nam khác. Đội vô địch của giải đấu này sẽ được thăng hạng lên tranh tài tại giải đấu cao hơn đó chính là V.League 1. Đội bét bảng sẽ bị xuống hạng trực tiếp thi đấu tại giải hạng nhì.
Do ảnh hưởng của covid mùa giải 2020 và mùa giải 2021 thể thức thi đấu đã có một chút thay đổi so với các mùa giải khác. Bình thường các đội sẽ đá 2 lượt là lượt đi và lượt về, tuy nhiên 2 năm đó các đội chỉ đá lượt đi và 6 đội xếp đầu bảng đá vòng trong tìm đội vô địch. Còn lại 6 đội bét bảng cũng sẽ đá vòng tròn để tìm ra đội bị xuống hạng.
Một số đội bóng tham gia giải bóng đá hạng nhất
Dù độ hot không thể bằng các giải bóng đá Việt Nam quy mô lớn như V.league 1, tuy nhiên đây cũng là một giải đấu có chuyên môn khá cao. Dưới đây sẽ là một vài cái tên hiện nay đang thi đấu tại giải hạng nhất quốc gia có thể kể đến như:
- PVF-CAND
- Quảng Nam
- Phù Đổng
- Huế
- Long An
- Bình Thuận
- Bình Phước
- Hòa Bình
- Phú Thọ
- Vũng Tàu
Giải hạng nhì quốc gia
Giải hạng nhì quốc gia là một trong các giải bóng đá Việt Nam ít được người hâm mộ để ý đến. Đây chính là một giải đấu bán chuyên được đứng ở vị trí thứ 3 sau V.League – giải vô địch quốc gia và V.League 2 hay chính là giải hạng nhì quốc gia.
Lịch sử giải đấu hạng Nhì
Giải bóng đá hạng nhì quốc gia được thành lập lần đầu tiên vào năm 1999. Giải đấu này được tổ chức hàng năm và được chính cơ quan Liên đoàn bóng đá Việt Nam đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm giám sát.
>> Xem thêm: Tổng hợp các cách sút bóng mạnh đảm bảo thủng lưới của đối phương
Thể thức thi đấu
Về thể thức thi đấu cũng tương tự như các giải bóng đá Việt Nam khác, các đội bóng sẽ lần lượt thi đấu 2 lượt đi và về, từ đó tìm ra 2 đội nhất bảng để giành quyền tham gia giải hạng Nhất Quốc gia 2023-2024. Lượt đi sẽ bắt đầu từ ngày 24/5/2023 đến ngày 24/6/2023, lượt về sẽ bắt đầu từ ngày 5/7/2023 đến ngày 5/8/2023.
Hai động bóng nhì bảng sẽ tiếp tục thi đấu để tìm ra đội chiến thắng. Đội thắng cuộc sẽ được đi tiếp và tham dự trận đấu play-off cùng với đội xếp cuối ở giải hạng Nhất để quyết định ai là người được tham dự mùa giải tiếp theo. Còn lại 2 đội xếp cuối các bảng đấu sẽ chơi hạng 3 tại mùa giải năm sau.
Giải hạng Ba quốc gia
Giải hạng Ba là một giải đấu thấp nhất nằm trong hệ thống giải chuyên chuyên nghiệp các giải bóng đá Việt Nam. Cụ thể giải đấu này xếp thấp nhất so với 3 giải còn lại là V.League 1 hay còn được gọi là giải vô địch quốc gia, V.league 2 ( giải hạng nhất quốc gia), giải hạng nhì quốc gia. Giải bóng đá này được tổ chức hàng năm do VFF đứng ra tổ chức. Giải đấu này lập ra với mục đích tìm ra vị trí lên hạng tại giải hạng nhì.
Thông thường sẽ có 9 đội bóng tham dự giải đấu này. Đội đứng ở vị trí nhất bảng hay vô địch giải đấu sẽ được thi đấu tại giải hạng nhì quốc gia. Tuy nhiên đây là giải đấu hạng thấp nhất nên đội bét bảng sẽ không phải xuống hạng.
Giải Cúp Quốc Gia
Một trong các giải bóng đá Việt Nam được rất nhiều người hâm mộ quan tâm đó chính là Cúp Quốc Gia. Đây là giải bóng đá cấp câu lạc bộ của Việt Nam được tổ chức từ năm 1992, thông tin chi tiết về giải đấu này như sau:
Lịch sử giải đấu
Giải bóng đá Cúp Quốc Gia lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1992 bởi Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Giải đấu này được tổ chức cho tất cả những đội bóng tại Việt Nam, và chủ nhân đầu tiên của chiếc cúp này chính là câu lạc bộ Cảng Sài Gòn. Cho đến năm 2004, giải Cúp Quốc Gia được giới hạn và chỉ dành cho những CLB hạng nhất và CLB chuyên nghiệp.
Thể thức thi đấu
Về thể thức thi đấu, Cúp Quốc Gia cũng tương tự như các giải bóng đá Việt Nam. Các đội bóng tham dự sẽ lần lượt bốc thăm, sau đó thi đấu theo hình thức loại trực tiếp. Nếu sau 90 phút không thể phân thắng bại, 2 đội sẽ bước vào loạt sút luân lưu để tìm ra người chiến thắng,
Thành tích các đội tham dự
Xếp hạng | Câu lạc bộ | Vô địch | Á quân | Hạng 3 |
1 | Becamex Bình Dương | 3 | 3 | 3 |
2 | Hà Nội 2016 | 3 | 3 | 0 |
3 | Sông Lam Nghệ An | 3 | 1 | 7 |
4 | Thành phố Hồ Chí Minh | 2 | 3 | 0 |
5 | Ngân hàng Đông Á | 2 | 2 | 1 |
6 | SHB Đà Nẵng | 2 | 1 | 5 |
7 | Topenland Bình Định | 2 | 1 | 3 |
8 | Hải Phòng | 2 | 1 | 1 |
9 | Hải Quan | 2 | 1 | 0 |
10 | Hà Nội 2012 | 1 | 3 | 4 |
11 | Long An | 1 | 1 | 6 |
12 | Nam Định | 1 | 0 | 1 |
13 | Than Quảng Ninh | 0 | 0 | 1 |
14 | Xi măng Xuân Thành Sài Gòn | 1 | 0 | 0 |
15 | Hòa Phát Hà Nội | 0 | 0 | 0 |
16 | Navibank Sài Gòn | 0 | 0 | 0 |
17 | Xi Măng The Vissai Ninh Bình | 0 | 0 | 0 |
18 | Viettel | 0 | 4 | 0 |
19 | Đông Á Thanh Hóa | 0 | 2 | 0 |
20 | Hoàng Anh Gia Lai | 0 | 1 | 3 |
21 | Quảng Nam | 0 | 1 | 2 |
22 | Huế | 0 | 1 | 0 |
23 | Khánh Hoà | 0 | 0 | 4 |
24 | An Giang | 0 | 0 | 3 |
25 | Lâm Đồng | 0 | 0 | 2 |
Đồng Tháp | 0 | 0 | 2 | |
26 | Quân khu 5 | 0 | 0 | 1 |
Đồng Nai | 0 | 0 | 1 |
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về các giải bóng đá Việt Nam dành cho những ai đang quan tâm đến nền bóng đá nước nhà. Đừng quên truy cập trang web để cập nhật thêm những thông tin bóng đá thú vị mỗi ngày nhé!