Huấn luyện viên Mai Đức Chung: Vị thuyền trưởng thay đổi nền bóng đá nước nhà

Huấn luyện viên Mai Đức Chung là một trong những người có công lớn trong việc thay đổi cái nhìn của thế giới về nền bóng đá nước nhà. Với sự góp mặt của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam trong mùa giải World Cup tiếp theo, vị huấn luyện viên tài ba này đã chứng minh cho nhãn quan chiến thuật sắc sảo của mình. Cùng trang xem bóng đá Vaoroi TV tìm hiểu chi tiết về người HLV tài ba này nhé!

Tiểu sử về “người thuyền trưởng”

Huấn luyện viên Mai Đức Chung
Huấn luyện viên Mai Đức Chung là một trong những người có công lớn trong việc thay đổi cái nhìn của thế giới về nền bóng đá nước nhà.
  • Họ và tên đầy đủ: Mai Đức Chung
  • Năm sinh: 21/6/1951
  • Quê quán: Làng Hòa, Ngọc Hà, Hà Nội
  • Nơi sống và làm việc: Hà Nội
  • Nghề nghiệp: Huấn luyện viên
  • Năm hoạt động: 2003 – Nay

Vị huấn luyện viên Mai Đức Chung quê gốc Hưng Yên nhưng được sinh ra tại Ngọc Hòa, Hà Nội. Là người con thứ 2 trong gia đình có 6 chị em, từ nhỏ ông đã theo mẹ tới sân vận động Hàng Đẫy để xem bóng đá.

Nung nấu những đam mê với môn thể thao vua qua các cuộc đối đầu giữa Việt Nam với các đội bóng thuộc khối chủ nghĩa xã hội là Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Mông Cổ. Ông có ước mơ sẽ thay đổi nền bóng đá của nước nhà.

Sau khi tốt nghiệp ở lớp dự bị văn hóa trường Đại học Thể dục – Thể thao Từ Sơn vào năm 1972, ông Mai Đức Chung đã chính thức bén duyên với bóng đá khi thi đấu trên cương vị một cầu thủ của CLB Xe ca Hà Nội vào năm 1975. 

Kể từ lúc đó, ông Chung miệt mài cống hiến cho bóng đá nước nhà trên nhiều cương vị (cầu thủ, trợ lý HLV và HLV trưởng…), viết nên những trang sử vàng cho thế hệ mới của bóng đá Việt Nam.

Con đường sự nghiệp của huấn luyện viên Mai Đức Chung

Là người có đóng góp không nhỏ cho bóng đá Việt Nam, huấn luyện viên Mai Đức Chung đã có những thành tích vô cùng nổi trội trên cương vị một cầu thủ trước khi trở thành “người thầy”.

Sự nghiệp với cương vị cầu thủ

Tuy chỉ thi đấu là một cầu thủ trong một khoảng gần một thập kỷ (từ 1975 đến 1984), nhưng vị huấn luyện viên tài ba này đã có cho mình những thể tích đáng nể. Ông Chung thi đấu cho 2 câu lạc bộ là: CLB Xe Ca Hà Nội và CLB Đường sắt Việt Nam. Bên cạnh đó, ông đã khoác trên mình chiếc áo của đội tuyển Việt Nam từ năm 1981 cho đến 1984, thời điểm ông quyết định giải nghệ.

Mai Đức Chung là một cầu thủ có thể chơi ở nhiều vị trí khác nhau. Ông có thể thi đấu khi là một tiền vệ hoặc tiền đạo nguy hiểm, khi cần thì cũng có thể trở thành một hậu vệ đáng tin cậy. 

huấn luyện viên Mai Đức Chung
Con đường sự nghiệp của huấn luyện viên Mai Đức Chung

Chính vì vậy, thuở mới khởi đầu sự nghiệp cầu thủ, ông được các câu lạc bộ danh tiếng thời đó như Tổng cục Đường Sắt hay Công An Hà Nội săn đón. Tuy nhiên, ông lại lựa chọn một CLB tầm trung như Xê ca Hà Nội và biệt danh Chung “xê ca” cũng được khởi nguồn từ đó.

Cho đến tháng 9/1975, ông quyết định nhận lời mời của CLB Tổng cục Đường Sắt và gắn bó với đội bóng này cho đến khi giải nghệ. Cùng với Tổng cục Đường sắt Việt Nam, Mai Đức Chung đã chinh phục được chức vô địch quốc gia danh giá đầu tiên vào năm 1980. 

Năm 1981, ông được triệu tập vào đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. vị cầu thủ này cũng là một trong những gương mặt hiếm hoi góp mặt trong trận đấu “Bắc Nam sum họp” diễn ra vào ngày 7/11 năm 1976 tại sân Thống Nhất của TP.HCM. Đây được coi là một trận so tài lịch sử giữa hai đội bóng tại 2 miền là Tổng cục Đường Sắt và Cảng Sài Gòn.

Sau 9 năm cống hiến cho bóng đá Việt Nam, Mai Đức Chung quyết định tuyên bố từ giã sự nghiệp cầu thủ vào đầu năm 1984.

Sự nghiệp cùng với cương vị là huấn luyện viên

Có lẽ làm một huấn luyện viên, một người thầy là một công việc hợp với Mai Đức Chung hơn tất cả. Ông có một sự nghiệp huấn luyện viên rất phong phú, từng là trợ lý cho HLV Alfred Riedl của ĐT Việt Nam, từng đảm nhiệm vị trí HLV tạm quyền của ĐT Việt Nam, dẫn dắt những CLB trẻ và ngay bây giờ là “thuyền trưởng” của ĐT nữ Việt Nam – đương kim vô địch của Đông Nam Á.

HLV Mai Đức Chung ở cấp độ câu lạc bộ

Ngay sau khi từ giã sự nghiệp cầu thủ, huấn luyện viên Mai Đức Chung quyết định bước vào con đường huấn luyện đầy cam go. Ông trở thành “người thầy” dẫn dắt cho đội trẻ của Trẻ Tổng cục Đường sắt Việt Nam và giúp cho đội bóng vô địch Giải bóng đá trẻ toàn quốc vào năm 1984.

Từ năm 1985-1999, ông trở thành người lái tàu của đội một Tổng cục Đường sắt Việt Nam, nơi mà ông đã từng gắn bó với cương vị là một cầu thủ. Từ 2000-2002, huấn luyện viên Mai Đức Chung dẫn dắt CLB ACB (Hà Nội FC hiện tại) – sự chuyển tiếp của Đường sắt Việt Nam. 

HLV Mai Đức Chung
HLV Mai Đức Chung ở cấp độ câu lạc bộ

Tháng 5 năm 2009, sau những thay đổi về chiếc ghế huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ đương kim vô địch quốc gia – Becamex Bình Dương, ông bất ngờ được mời vào vị trí huấn luyện viên trưởng của CLB. Trong thời gian dẫn dắt CLB, ông và các học trò đã bước vào bán kết của AFC Cup 2009, thành tích tốt nhất lịch sử VN của một CLB tại bóng đá Châu Lục. Kết thúc V.League 2009, CLB Bình Dương trở thành Á Quân và sở hữu nhiều bàn thắng nhất giải đấu.

Tháng 4 năm 2010, huấn luyện viên Mai Đức Chung rời B.Bình Dương. Một thời gian sau đó, ông trở thành HLV trưởng của CLB Navibank Sài gòn và cùng các học trò trở thành nhà Vô địch Cúp quốc gia mùa giải 2011.

Đầu tháng 2 năm 2013, ông Chung chính thức trở thành HLV trưởng của CLB Thanh Hóa sau khi CLB này bất ngờ chấm dứt hợp đồng với HLV Triệu Quang Hà. Tới năm 2014, ông rời CLB này khi giải đấu V.League chỉ còn 3 vòng. Thanh Hóa mùa đó dừng chân ở vị trí thứ 3 và phần lần công sức nhờ sự dẫn dắt của huấn luyện viên Mai Đức Chung.

Năm 2015, ông trở lại Becamex Bình Dương để phục thù vào giữa mùa. HLV đã giúp đội chủ sân Gò Đậu kết thúc mùa giải với thành tích vô địch cả V.League lẫn Cúp Quốc gia, đây cũng là chức vô địch V.League đầu tiên và cũng là duy nhất trong sự nghiệp của huấn luấn luyện viên Mai Đức Chung.

Trợ lý huấn luyện viên

Mai Đức Chung giữ vị trí trợ lý số 1 cho huấn luyện viên Alfred Riedl ở ĐT Việt Nam trong một thời gian khá dài. Năm 2007, khi ông Alfred Riedl phải trải qua cuộc phẫu thuật ghép thận, ông Chung đã dẫn dắt ĐT Olympic Việt Nam.

Tại giải đấu này, ông cùng các học trò tại đội tuyển đã giành được chiến thắng trước các đối thủ Tây Á như Liban và Oman ở vòng loại Olympic Bắc Kinh năm 2008. Ở vòng đấu cuối cùng của vòng loại, huấn luyện viên trưởng Alfred Riedl đã giao cho Mai Đức Chung quyền chỉ đạo ĐT Olympic ở 3 trận cuối cùng.

Ông Chung cũng là trợ lý cho HLV trưởng Alfred Riedl tại giải Asian Cup năm 2007. Đây cũng là lần đầu tiên ĐT Việt Nam vượt qua vòng bảng của vòng chung kết Asian Cup và vào tới vòng bán kết.

Huấn luyện viên của đội tuyển trẻ (U19, U22, U23)

Mai Đức Chung
Huấn luyện viên của đội tuyển trẻ (U19, U22, U23)

Sau bán kết Sea Games 2007, huấn luyện viên Mai Đức Chung thay cho ông Alfred Riedl để trở thành HLV trưởng của U23 Việt Nam. Đội tuyển đã giành được huy chương Đồng của giải đấu sau khi so tài với U23 Singapore.

Không lâu sau đó vào 2008, ông tiếp tục sự nghiệp huấn luyện của mình với U22 Việt Nam. Huấn luyện viên Mai Đức Chung và học trò đã giành được chức vô địch Merdeka 2008 vào tháng 10 năm đó.

Tháng 1/2012, ông tiếp tục được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của U19 Việt Nam trong một thời gian không dài.

Huấn luyện viên của ĐTQG nam

Trong năm 2017, sau khi vị Huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng từ chức HLV trưởng của đội tuyển bóng đá nam quốc gia, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã mời huấn luyện viên Mai Đức Chung làm huấn luyện viên tạm quyền của đội tuyển tại vòng loại Cúp bóng đá Châu Á năm 2019. 

Ông đã giúp cho đội tuyển toàn thắng tại cả hai trận vòng loại AFC Asian Cup. HLV trưởng đã đưa đội tuyển từ vị trí thứ 3 lên vị trí thứ 2 sau khi chiến thắng Campuchia tại sân khách và sân nhà. Sau đó không lâu, Liên đoàn bóng đá Việt Nam bổ nhiệm HLV Park-Hang Seo thay thế cho vị trí của ông. Từ đây, ông chính thức trở về vai trò HLV trưởng của đội tuyển quốc gia nữ.

Thành công với ĐT nữ Việt Nam

Nơi mà ông Chung thuộc về chính là ĐT nữ Việt Nam. Trong cả một quãng đường dài, huấn luyện viên Mai Đức Chung đã cùng học trò thay đổi bóng đá Việt Nam với những thành tích vô cùng đáng nể.

Năm 1997, huấn luyện viên Mai Đức Chung chính thức trở thành huấn luyện viên trưởng của đội tuyển nữ Việt Nam. Như thuyền gặp nước, vị thuyền trưởng này đã đưa các thủy thủ gặt hái thành công ngay lập tức: Huy chương đồng Sea Games 1997, 2 huy chương Vàng tại Sea Game 2003, 2005. Sau đó ông đã có một thời gian nghỉ dẫn dắt khá dài.

Cho đến 2014, nhận thấy được sự xuất sắc của vị huấn luyện viên này ở ĐT bóng đá nữ Việt Nam, VFF mời Mai Đức Chung trở lại. Đội bóng do ông dẫn dắt đã vươn lên vị trí thứ 4 ở kết quả chung cuộc trước sự ngỡ ngàng của toàn Đông Nam Á.

Không dừng lại ở đó, huấn luyện viên Mai Đức Chung đã cùng các học trò đóng góp 5 trong tổng số 7 huy chương Vàng của bóng đá nữ Việt Nam cho đến hiện tại. Sở hữu 3 huy chương Vàng liên tiếp những năm 2017,2019 và gần đây nhất là 2022. Cùng 1 lần đứng trên đỉnh vinh quang của AFF Cup vào năm 2019.

Năm 2022 là năm được cho là đỉnh cao sự nghiệp huấn luyện của “người thầy” Mai Đức Chung. Khi “người lái tàu” cùng các thuyền viên chinh phục thành công tấm vé tham dự vào vòng chung kết World Cup 2022.

Cùng ĐT nữ Việt Nam đạt những thành tích vô tiền khoáng hậu, huấn luyện viên Mai Đức Chung bày tỏ nguyện vọng thôi dẫn đội tuyển. Đây cũng là một quyết định đáng tiếc cho các fan hâm mộ bóng đá Việt Nam.

Phong cách dẫn đội của huấn luyện viên

Huấn luyện viên Mai Đức Chung sở hữu phong cách huấn luyện đội bóng như cách ông từng làm cầu thủ, rất đa dạng. Đội bóng do ông dẫn dắt có phong cách phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.

Ông thường tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng cơ bản và thể chất của các cầu thủ, đồng thời đưa ra các chiến thuật tốt nhất để áp dụng trong trận đấu. Ngoài ra, ông cũng rất nghiêm khắc với việc tuân thủ kỷ luật và tôn trọng đồng đội, điều này giúp đội bóng có sự gắn kết cao và đạt được thành tích tốt trong các giải đấu.

Trong suốt sự nghiệp huấn luyện, ông Mai Đức Chung đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển giao thế hệ. Ông không ngần ngại trao cơ hội cho những cầu thủ trẻ tiềm năng như: Nguyễn Thị Thanh Nhã, Châu Thị Vang, Phạm Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thúc Hương… tại giải AFF Cup sắp tới.

Sự tương tác, tạo động lực cho các cầu thủ

Một trong những điều quan trọng để đội bóng có thể đạt tới thành công này chính là sự gần gũi của huấn luyện viên trưởng với cầu thủ. 

Xây dựng mối quan hệ gần gũi

Ông coi những cầu thủ như những người con gái của mình, chính vì vậy mà họ thường gọi ông là “bố”. Điều này cũng góp phần tạo ra sự gắn kết mật thiết các cầu thủ trong sân.

huấn luyện viên Mai Đức Chung luôn tạo ra một môi trường thuận lợi cho cầu thủ phát triển và thể hiện tối đa khả năng của mình. Việc lắng nghe và tương tác với cầu thủ giúp ông ấy hiểu rõ hơn về từng cá nhân, từ đó đưa ra các phương án huấn luyện phù hợp và giúp cầu thủ vượt qua những khó khăn trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Động viên và khích lệ

Huấn luyện viên Chung thường sử dụng những lời động viên tích cực để tạo động lực cho cầu thủ khi gặp khó khăn giúp họ vượt qua thử thách một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, ông cũng tôn trọng và khen ngợi thành tích đạt được để giúp tăng động lực và sự tự tin cho cầu thủ.

Điều này cho thấy huấn luyện viên Mai Đức Chung không chỉ là một người huấn luyện giỏi mà còn là một người thầy tuyệt vời, biết cách tạo động lực và động viên cầu thủ của mình.

Thiết lập các mục tiêu

Huấn luyện viên Mai Đức Chung luôn thiết lập mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho từng cầu thủ của mình. Ông ấy tập trung vào việc phát triển các kỹ năng và năng lực của từng cá nhân, từ đó xây dựng một đội bóng mạnh mẽ và đồng đội.

Ngoài ra, ông ấy cũng khuyến khích các cầu thủ đặt ra các mục tiêu cá nhân và hướng đến những thành công trong tương lai. Việc thiết lập mục tiêu rõ ràng giúp định hướng cho quá trình huấn luyện và thi đấu của cầu thủ, giúp họ tập trung và phát triển một cách hiệu quả.

Tầm quan trọng với nền bóng đá nước nhà

Huấn luyện viên Mai Đức Chung là một trong những nhân vật quan trọng trong việc phát triển bóng đá nữ Việt Nam. Ông đã có những đóng góp rất lớn trong việc đưa đội tuyển nữ Việt Nam đến những thành công lớn, như giành huy chương bạc tại SEA Games 2019 và lọt vào vòng 1/8 World Cup 2015. 

Ngoài ra, ông cũng là một trong những huấn luyện viên đầu tiên tại Việt Nam nắm giữ bằng HLV Cao cấp AFC. Chính vì vậy, ông được ca ngợi như “người thuyền trưởng” mang đến sự cải cách cho bóng đá Việt Nam, đưa bóng đá Việt Nam vươn tầm thế giới.

Với tầm quan trọng của mình, huấn luyện viên Mai Đức Chung đã trở thành một hình mẫu cho các HLV trẻ và là niềm tự hào của bóng đá nữ Việt Nam nói riêng cũng như toàn nền bóng đá nước nhà nói chung.

Danh hiệu và thành tích nổi bật của HLV Mai Đức Chung

Dành cả cuộc đời để cống hiến cho nền bóng đá của nước nhà, huấn luyện viên Mai Đức Chung đã có cho mình những danh hiệu và thành tích xuất sắc từ cấp câu lạc bộ cho đến các giải thưởng cùng đội tuyển quốc gia Việt Nam. 

Giải thưởng tại câu lạc bộ bóng đá Becamex Bình Dương:

  • Tại giải đấu V.League: Giành chức vô địch năm 2015; Á quân năm 2009
  • Tại Cúp Quốc gia: Trở thành nhà vô địch năm 2011

Tại CLB bóng đá NaviBank Sài Gòn:

  • Cúp Quốc gia: Trở thành nhà vô địch năm 2011.

Tại đội tuyển U22 Việt Nam:

  • Vô địch Merdeka Cup năm 2008

Tại ĐT nữ Việt Nam:

  • SEA Games: Đạt huy chương vàng danh giá các năm 2003; 2005; 2017; 2019; 2022
  • Trở thành nhà vô địch của AFF Cup nữ năm 2019
  • Hạng 4 của giải đấu danh giá ASIAD năm 2014
  • Vượt qua vòng loại World Cup dành cho nữ năm 2023

Một số thành tích cá nhân nổi bật của huấn luyện viên Mai Đức Chung

  • HLV tiêu biểu của Việt Nam năm 2005
  • Nhận huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2019
  • Nhận huân chương Lao động hạng Nhất vào năm 2022

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về tiểu sử, sự nghiệp và phong cách huấn luyện của huấn luyện viên Mai Đức Chung. Đi cùng những cống hiến to lớn cho nền bóng đá nước nhà, vị huấn luyện viên này đã góp phần thay đổi cách nhìn của thế giới với nền bóng đá Việt Nam. 

Leave a Comment